vanmieu.d.webcom.vn

DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

vanmieu.d.webcom.vn

Lời ngỏ

Văn Miếu được lập dưới thời Lý Thánh Tông, năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết), đồng thời là nơi Hoàng Thái tử Lý Càn Đức tới học …

Cán bộ Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám thăm quan bảo tàng Nguyễn Văn Huyên


Ngày 16/8/2016,  Đoàn cán bộ Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có chuyến tham quan bảo tàng Nguyễn Văn Huyên tại Lai Xá (Hoài Đức, Hà Nội).

Đây là bảo tàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam về một học giả - cố Giáo sư Nguyễn Văn Huyên (1905-1975), ông là nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam, là một trong những người đặt nền móng cho nghiên cứu văn hoá, văn minh Việt Nam. Ông còn là Bộ trưởng Bộ Giáo dục  của nước ta giai đoạn 1946 -1975. 

Bảo tàng được thiết kế theo phong cách giản dị, ấm cúng, đầy ắp những kỷ niệm thông qua 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc, được thể hiện theo 4 chủ đề chính trên diện tích các tầng của toà nhà gồm: Tầng 1: Nền tảng gia đình; Tầng 2: Tuổi trẻ của bố mẹ; Tầng 3: Bố chúng tôi - Một nhà bác học. Tầng 4: Bố chúng tôi - Một người hành động. Tầng thượng là nơi giúp du khách có cái nhìn toàn cảnh về làng cổ Lai Xá cũng như kết nối với các điểm di tích lịch sử, văn hoá của làng. Toàn bộ 4 chủ đề được thể hiện trên trục thời gian và không gian thông qua những tấm pano nhỏ treo dọc lối cầu thang, gợi cho người xem nhớ đến các sự kiện trọng đại của bối cảnh chính trị, xã hội Việt Nam và thế giới cuối thế kỷ 19 cho đến những năm 70 của thế kỷ 20.

Đến bảo tàng, Đoàn tham quan còn được nghe con trai Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, PGS,TS Nguyễn Văn Huy - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, kể những câu chuyện chân thực, đầy cảm xúc về con người, sự nghiệp của cố Giáo sư và truyền thống gia đình thông qua khu vườn “ký ức” và các tư liệu, hình ảnh, kỷ vật lúc sinh thời. Trong đó, nổi bật là những trang bản thảo khi ông làm luận án ở Pháp, các tài liệu hành chính, các ghi chép điền dã,… cùng nhiều bút tích của các nhân vật lịch sử thời kỳ đó. Bên cạnh đó, điều tạo nên sức sống của bảo tàng chính là những bức ảnh gia đình như: ảnh cưới, ảnh của các con khi còn nhỏ, hay cuốn nhật ký của vợ ông - bà Vi Kim Ngọc,..  từ cảnh vật đến hiện vật đã vượt thời gian để kể tới công chúng không chỉ câu chuyện chân thực, sinh động về gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của ông mà tất cả đều có mối liên hệ mật thiết với bối cảnh của đất nước Việt Nam.

VMQTG

Một số hình ảnh của Đoàn cán bộ Trung tâm tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên:

 


vanmieu.d.webcom.vn

vanmieu.d.webcom.vn

        Hướng dẫn tìm đường

58 phố Quốc Tử Giám,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám