vanmieu.d.webcom.vn

DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

vanmieu.d.webcom.vn

Lời ngỏ

Văn Miếu được lập dưới thời Lý Thánh Tông, năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết), đồng thời là nơi Hoàng Thái tử Lý Càn Đức tới học …

Sự ra đời và quá trình phát triển của Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu- Quốc Tử Giám


1. Sự ra đời của Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu- Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của Thủ đô và đất nước, được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá  ngày 23/4/1962. Trải qua hơn 900 năm tồn tạivà phát triển với  nhiều biến cố, thăng trầm, đến giai đoạn 1980, Di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng (mái dột, tường xiêu, cấu kiện gỗ mối mọt, sân vườn ngập nước sau mỗi trận mưa). Di tích chỉ  mở cửa mỗi khi có đoàn đến tham quan. Sau năm 1986, thực hiện chủ trương Đổi mới của Đảng, ngày 15/3/1988, Thành uỷ Hà Nội ra Thông báo số 07/TB-TU về chủ trương thành lập Trung tâm Hoạt độngVăn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám làm nơi gặp gỡ, trao đổi của các nhà khoa học nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô, xây dựng đất nước. Tiếp đó, ngày 25/4/1988, UBND Thành phố đã ra Quyết định số 1776/QĐ/UB về việc thành lập Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Chiểu theo quyết định trên, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám có trụ sở tại Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội (nay là sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội).Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ: Quản lý khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá của Nhà nước; Tổ chức các hoạt động khoa học, văn hoá nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô; Tổ chức hướng dẫn khách tham quan du lịch; Lập quy hoạch bảo vệ và tôn tạo khu di tích; Trang bị những phương tiện cần thiết nhằm phát huy tác dụng và đáp ứng những yêu cầu hoạt động khoa học, văn hoá nghệ thuật.Thời gian đầu, Trung tâm chỉ có 08 cán bộ nhân viên. Đồng chí Giám đốc Sở Văn hóa -Thông tin Hà Nội trực tiếp kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm. Đến giai đoạn 1995, Đơn vị đã có gần 30 CBNV, làm việc trong 03 tổ chuyên môn: bảo vệ,vệ sinh và thuyết minh. Năm 2000, sau khi vườn Giám được bàn giao lại cho Di tích, Trung tâm tiếp nhận thêm 11 cán bộ, công nhân của Công ty TNHH Công viên cây xanh Hà Nội chuyển về. Năm 2005, theo quyết định số 125/QĐ-VHTT ngày 16/6/2005 Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội, bộ máyTrung tâm được kiện toàn, gồm 03 phòng chức năng: Hành chính – Tổng hợp, Duy tu- Môi trường, Nghiệp vụ - Thuyết minh. Đến tháng 12/2011, Đơn vị được thành lập thêm phòng Nghiên cứu - Sưu tầm. Tháng 5/2017, phòng Nghiệp vụ - Thuyết minh được đổi tên thành phòng Giáo dục - Truyền thông.

Bộ máy tổ chức của Trung tâm hiện nay bao gồm: Ban Giám đốc và 04 phòng chức năng : Hành chính -Tổng hợp, Duy tu - Môi trường, Nghiên cứu - Sưu tầm, Giáo dục - Truyền thông.

2. Một số kết quả đã đạt được

a. Trong công tác bảo tồn, tôn tạo Di  tích

Từ 1990 đến nay, Trung tâm đã thực hiện tu bổ, tôn tạo nhiều hạng mục công trình:

- Tôn tạo khu Văn Miếu bao gồm: cải tạo hệ thống thoát nước và chiếu sáng, sơn son thếp vàng điện Đại Thành, Bái đường, gác Khuê Văn; Xây 08 nhà che bia Tiến sĩ, cải tạo, nạo vét, giếng Thiên Quang và 4 hồ trong khu ditích.

- Tôn tạo khu Quốc Tử Giám: Công trình khu Thái Học được khởi công xây dựng trên nền cũ của Quốc Tử Giám xưa vào năm 1999 và hoàn thành năm 2000 nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. Khu Thái học là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học, trưng bày “Lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám vàchế độ học hành thi cử Nho học Việt Nam” và tôn vinh các danh nhân văn hoá đã có công đóng góp cho Văn Miếu – Quốc Tử Giám và sự phát triển của nền văn hóa -giáo dục Việt Nam (Hoàng đế Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An).

- Tu bổ, tôn tạo khu hồ Văn, vườn Giám: giải toả lấn chiếm và nạo vét, kè cạp Hồ Văn, dựng nhà Bát giác, xây đường dạo và kiến tạo cây xanh thảm cỏ.

- Duy trì thường xuyên các tu sửa nhỏ, hoàn thành dự án chống xuống cấp di tích giai đoạn 2014-2015.

- Làm tốt công tác bảo vệ môi trường, chăm sóc, duy trì cây xanh, thảm cỏ; đánh số, bảo vệ các cây Bonsai, cây đại thụ…

b. Trong công tác phát huy giá trị Di tích

Hiện nay, hàng năm Di tích:

- Đón tiếp và đảm bảo an toàn cho trên 1,5 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, học tập trong đó có hàng trăm đoàn khách cấp cao của Đảng và Nhà nước.

- Làm tốt công tác hướng dẫn - thuyết minh, tổ chức nhiều hoạt động dâng hương truyền thống, lễ khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi cho hàng trăm trường học các cấp trong cả nước.

-  Phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức hàng chục cuộc: hội thảo khoa học, kỷ niệm danh nhân, nói chuyện chuyên đề, trao bằng thủ khoa các trường đại học, trao giấy chứng nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư , triển lãm chuyên đề; tổ chức thường niên Hội sách, Ngày thơ Việt Nam … tại Di tích.

- Thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục về di sản: tổ chức hàng chục cuộc Triển lãm và Cuộc thi tìm hiểu về di tích và lịch sử khoa cử Việt Nam tại Hà Nội và các địa phương như:

+ Triển lãm: Một số hình ảnh về hệ thống các Văn Miếu Việt NamTruyền thống khoa cử Việt NamMột số hình ảnh về các Văn từ, Văn chỉ Thăng Long và các vùng phụ cậnVăn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và Văn Miếu Trấn Biên, Văn Miếu – Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Dương,Bắc Ninh....

+  Cuộc thi: Tìm hiểu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Lịch sử Thăng Long – Hà Nội, Lịch sử khoa cử Việt Nam, Truyền thống khoa bảng Hải Dương… cho học sinh tiểu học và THCS tại Hà Nội và vùng phụ cận.

+ Xây dựng  phim tư liệu về Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

c. Hoạt động nghiên cứu khoa học

+ Thực hiện các đề tài:  “Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chế độ học hành khoa cử Nho học Việt Nam”VănMiếu - Quốc Tử Giám -Trung tâm văn hoá giáo dục Nho học của Việt Nam; “Cơ sở và giải pháp nghiên cứu quản lý các Di tích Nho học Việt Nam”;“Phương hướng lưu danh danh nhân văn hóa cận hiện đại tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám”.

+ Tổ chức điềndã, sưu tầm hàng nghìn hình ảnh, tư liệu, hiện vật về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tiến sĩ Nho học, Giáo dục khoa cử Nho học, Ditích Nho học...  tại 200 di tích Nhohọc trên địa bàn cả nước, trong đó có Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh; Bắc Giang;Hưng Yên; Hà Nam; Ninh Bình; Vĩnh Phúc; Thanh Hóa.., Thừa Thiên Huế; Quảng Nam;Vĩnh Long; Đồng Nai; Lập hàng chục nghìn phiếu tư liệu từ chính sử, thư tịch cổ.

+ Tổ chức 03 Hội nghị các Đơn vị quản lý Di tích Nho học và gần 20 hội thảo khoa học chuyên đề và hội thảo danh nhân.

+ Biên soạnvà công bố 12 đầu sách: Văn Miếu – QuốcTử Giám – một biểu tượng văn hóa, giáo dục Việt Nam; Gương mặt văn học ThăngLong; Văn Miếu-Quốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội; Văn Miếu – Quốc Tử Giám và 82bia Tiến sĩ (tiếng Việt và tiếng Anh); Văn Miếu – Quốc Tử Giám và hệ thống văn từ, văn chỉ Việt Nam;, Hội nghị khoa học các đơn vị Quản lý di tích Nho học Việt Nam; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chế độ khoa cử Nho học Việt Nam; Tế tửu Quốc Tử Giám Vũ Miên; Tế tửu Khiếu Năng Tĩnh; Văn khắc Hán Nôm Văn Miếu - QuốcTử Giám; Chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê sơ....

d. Các Danh hiệu đã đặt được:

Huânchương lao động Hạng Banhiều Bằng khen về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và Cờ thi đua trong các phong trào thi đua của Thành phố Hà Nội.

- Tháng 03 năm 2010, Uỷ ban Ký ức thế giới Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã công nhận bia Tiến sĩ là Di sản tư liệu - Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

- Tháng 05 năm 2011, Tổng giám đốc UNESCO đã công nhận 82 bia Tiến sĩ là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu.

- Tháng 05 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công nhận Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia đặc biệt.

- Ngày 14 tháng 01 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công nhận 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu –Quốc Tử Giám là Bảo vật quốc gia.


vanmieu.d.webcom.vn

vanmieu.d.webcom.vn

        Hướng dẫn tìm đường

58 phố Quốc Tử Giám,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám