vanmieu.d.webcom.vn

DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

vanmieu.d.webcom.vn

Lời ngỏ

Văn Miếu được lập dưới thời Lý Thánh Tông, năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết), đồng thời là nơi Hoàng Thái tử Lý Càn Đức tới học …

Hội thảo khoa học Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Giang với Văn Miếu – Quốc Tử Giám


Sáng ngày 30/11, Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Giang với Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Ảnh: Lễ dâng hương các bậc Tiên Thánh, Tiên Hiền

Đến dự Hội thảo có đồng chí Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, TS. Nguyễn Viết Chức – Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long,  PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ - Phó Viện trưởng Viện Sử học, TS. Đặng Kim Ngọc - Ủy viên BCH TW Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Th.S Đỗ Tuấn Khoa – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, TS. Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Ảnh: Đồng chí Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa phát biểu chỉ đạo Hội thảo

Bắc Giang từ lâu đã được mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” sản sinh ra nhiều nhân tài giúp dân giúp nước. Tiêu biểu là Tiến sĩ Thân Nhân Trung - người con của Bắc Giang đã có câu văn nổi tiếng khắc trên văn bia tại Văn miếu - Quốc Tử giám Hà Nội “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và càng lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu và càng xuống thấp…”. Bắc Giang có 58 vị đỗ đại khoa, đạt học vị Tiến sĩ thời phong kiến. Các vị đỗ đạt cao, có tên trong lịch sử được khắc tên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám; ở Văn Miếu Bắc Ninh; ở các văn chỉ làng xã… và được lưu danh trong nhiều nguồn sử liệu khác. Cuộc đời và sự nghiệp của họ đã và đang được các nhà nghiên cứu  quan tâm tìm hiểu. Họ là tấm gương sáng cho truyền thống hiếu học và khoa bảng ở Bắc Giang. Hội thảo đã nhận được hơn 20 bài tham luận của các tác giả là các nhà nghiên cứu, các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Trung ương, các tỉnh bạn và tỉnh nhà. Nội dung các tham luận đã phân tích khá rõ về truyền thống khoa bảng của Bắc Giang; về các danh nhân khoa bảng được ghi danh tại bia Văn miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.

Ảnh: Th.S Đỗ Tuấn Khoa – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang báo cáo đề dẫn Hội thảo

Báo cáo đề dẫn Th.S Đỗ Tuấn Khoa – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã khẳng định “Việc tổ chức Hội thảo khoa học “Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Giang với Văn miếu-Quốc tử giám” là diễn đàn khoa học để các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Trung ương và địa phương cung cấp thêm nguồn thông tin sử liệu về thân thế, sự nghiệp của các vị đại khoa của Bắc Giang đã ghi dấu trên những tấm bia đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Hội thảo khoa học nhằm làm rõ những công tích, đóng góp của các vị đại khoa vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên các lĩnh vực: Văn hoá, chính trị, ngoại giao, quân sự; Đồng thời đề xuất những phương cách, giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa liên quan đến công tích của các danh nhân khoa bảng tỉnh Bắc Giang.”

Một số hình ảnh:

Ảnh: TS. Đặng Kim Ngọc - Ủy viên BCH TW Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám đọc bài tham luận

Ảnh: NCS. Nguyễn Văn Tú - Phó Giám đốc Trung tâm đọc bài tham luận tại Hội thảo

Ảnh:  PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ - Phó Viện trưởng Viện Sử học tổng kết Hội thảo


vanmieu.d.webcom.vn

vanmieu.d.webcom.vn

        Hướng dẫn tìm đường

58 phố Quốc Tử Giám,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám