Sáng ngày 16/5, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng, Trung tâm HĐ VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức “Tọa đàm về Giáo dục Di sản tại di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám”. Chương trình được thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, cùng sự tham gia của mạng lưới nhiều bảo tàng, di tích và một số trường học tại Hà Nội.
Dự buổi Tọa đàm có các đồng chí Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đồng chí Trương Minh Tiến - Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, PGS. Đỗ Văn Trụ - Phó Chủ tịch thường trực Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Thiếu Tướng, TS. Nguyễn Xuân Năng - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, PGS,TS Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản Văn hóa Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Văn Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản Văn hóa Việt Nam, đại diện lãnh đạo 17 bảo tàng, di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội, cô giáo Vũ Kim Oanh - Hiệu Phó trường tiểu học Cát Linh, cô Trịnh Thị Trung Thủy - Hiệu Phó trường tiểu học Nghĩa Tân, cô Đào Thanh Xuân - Hiệu Phó trường thiểu học Lý Thường Kiệt.
Ảnh: Đồng chí Trương Minh Tiến - Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Sở văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu tại Tọa đàm
Phát biểu tại buổi Tọa đàm đồng chí Trương Minh Tiến - Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội "Đây là phương thức hoạt động mới nhưng rất hữu ích, bởi lẽ trong quy trình giáo dục di sản cho các em học sinh ở tiểu học các em vừa học lý thuyết có một buổi thầy cô giáo giới thiệu cho các em về di tích, sau đó đưa các em đến thăm di tích theo một chủ đề hẹp mà các em tìm hiểu, cuối cùng là thu hoạch của các em bằng các sản phẩm rất cụ thể. Đây là chương trình giáo dục mới nhưng rất hiệu quả. Là hoạt động mang tính gắn kết giữa nhà trường với di tích và có thể nói nếu như phương thức cũ của chúng ta chỉ có ngồi trên lớp thầy cô giáo giảng cho các em các bài học về lịch sử, về di sản thì đây là phương thức nó đặc biệt hơn vừa học vừa giới thiệu cho các em, vừa cho các em trải nghiệm tại di sản để các em có những nhận thức sâu sắc hơn về di sản."
Ảnh: Đồng chí Lê Thu Hương - cán bộ phòng Nghiệp vụ Thuyết minh trình bày bản báo cáo
Tại buổi Tọa đàm ngoài báo cáo đề dẫn, một số báo cáo chia sẻ một số kinh nghiệm qua việc thực hiện thí điểm cách tiếp cận mới trong giáo dục di sản ở di tích mà đơn vị đã triển khai năm 2015-2016. Báo cáo đồng chí Lê Thị Thu Hương cán bộ phòng Nghiệp vụ Thuyết minh "Quy trình xây dựng chương trình tham quan, trải nghiệm cho học sinh lớp 1", báo cáo cô Nguyễn Diệu Thúy "Tổ chức các hoạt động tham quan học tập tại di sản theo qui trình 3 bước (trước –trong – sau tham quan) cho học sinh" báo cáo Đặng Anh Vân cán bộ phòng Nghiệp vụ Thuyết minh "Lớp học xưa", cô Nguyễn Kim Toàn "Lớp học xưa".
Ảnh: Cô Nguyễn Diệu Thúy trình bày bản báo cáo tại Tọa đàm
Trong buổi Tọa đàm đã tiếp nhận rất nhiều các ý kiến đóng góp, chia sẻ của các chuyên gia cũng như những cán bộ trực tiếp làm giáo dục di sản trong các bảo tàng, di tích.
Tọa đàm "Tọa đàm về Giáo dục Di sản tại di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám" báo cáo chia sẻ một số kinh nghiệm qua việc thực hiện thí điểm cách tiếp cận mới trong giáo dục di sản ở di tích mà đơn vị đã triển khai năm 2015-2016 qua đó đón nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia, những nguời đã đang làm công tác giáo dục di sản. Hi vọng qua cuộc Tọa đàm sẽ góp phần giúp các Đơn vị quản lý di sản và trường học có thêm kinh nghiệm và quyết tâm thực hiện cách tiếp cận mới về giáo dục di sản tại các bảo tàng, di tích.
Một số hình ảnh buổi Tọa đàm:
Ảnh: Một góc Trưng bày tại buổi Tọa đàm
Ảnh: Toàn cảnh buổi Tọa đàm