vanmieu.d.webcom.vn

DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

vanmieu.d.webcom.vn

Lời ngỏ

Văn Miếu được lập dưới thời Lý Thánh Tông, năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết), đồng thời là nơi Hoàng Thái tử Lý Càn Đức tới học …

Tổng hợp các hoạt động diễn ra trong dịp tết nguyên đán tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám


Mỗi dịp tết đến xuân về, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật mang đậm nét truyền thống của dân tộc Việt Nam được tổ chức tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.

Từ chiều 30 tết mọi công tác chuẩn bị phục vụ nhân dân vui Tết Đinh Dậu đã được hoàn tất.

 

Ảnh: Công tác chuẩn bị đã hoàn tất vào chiều 30 tết

 

Các gian viết chữ thư pháp được trang trí tạo nên nét đặc trưng của truyền thống cho chữ đầu xuân năm mới của người Việt.

 

Ảnh: Các gian thư pháp đã trang trí những bức thư pháp mang đậm nét xuân Đinh Dậu

 

Sáng mồng 1 tết, lượng khách đông đổ về Văn Miếu du Xuân, dâng nén tâm nhang lên các bậc Tiên Thánh, Tiên Hiền.

 

Ảnh: Lễ dâng hương truyền thống tại sân Đại Bái - Văn Miếu - Quốc Tử Giám

 

Ảnh: Khách đến thăm quan di tích trong ngày mồng 1 tết

 

Từ mồng 2 đến mùng 4 Tết, Diễn ra Giải cờ xuân Đinh Dậu, giới thiệu ca trù, đờn ca tài tử tại khu Thái học và Biểu diễn Quan họ trên thuyền tại Hồ Văn.

 

 

Ảnh: Hát Quan họ trên thuyền - Hồ văn

Ảnh: Biểu diễn cờ người tại sân Thái Học

 

Ngày mồng 5 tết, giới thiệu hát Vĩ dặm, hát Xoan tại sân Thái học Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Dân ca dặm Nghệ Tĩnh là một loại hình dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung  Việt Nam. Dân ca ví dặm tại Nghệ Tĩnh là một di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp). Lời ca của dân ca ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người.

 

Ảnh: Biểu diễn đờn ca tài tử tại sân Thái học ngày mồng 3 tết

 

 Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương- Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam. Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ sáu của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

 

Ảnh: Hát Xoan tại sân Thái học ngày mồng 5 tết

 

Song song với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xin chữ đầu năm tại Văn Miếu luôn thu hút đông đảo người dân và đặc biệt là giới trẻ.

 

Hoạt động xin chữ đầu năm tại Hồ văn di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

 

Tổng hợp Thúy Anh

 


vanmieu.d.webcom.vn

vanmieu.d.webcom.vn

        Hướng dẫn tìm đường

58 phố Quốc Tử Giám,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám