vanmieu.d.webcom.vn

DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

vanmieu.d.webcom.vn

Lời ngỏ

Văn Miếu được lập dưới thời Lý Thánh Tông, năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết), đồng thời là nơi Hoàng Thái tử Lý Càn Đức tới học …

HỘI THẢO KHOA HỌC “BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG-THÂN THẾ,CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP”


Sáng ngày 8/5/2019, tại nhà Tiền đường, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội đồng họ Phùng Việt Nam đã trang trọng tổ chức Hội thảo Khoa học “ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp”.

Đến dự Hội thảo có ông Ngô Văn Quý- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội; ông Tô Văn Động- Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; GS,TS KH Lưu Trần Tiêu- Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia; ông Dương Trung Quốc- Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Trung tướng Phùng Khắc Đăng- Chủ tịch Hội đồng họ Phùng Việt Nam cùng các nhà khoa học và đông đảo hậu duệ họ Phùng ở nhiều tỉnh thành như  Hưng Yên, Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh… về tham dự.

Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là một nhân vật lịch sử tiêu biểu của đất nước Việt Nam và thành phố Hà Nội. Ông là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phương Bắc ở thế kỷ thứ 8, lật đổ ách thống trị của nhà Đường, xây dựng đất nước; là người hết lòng vì nước, vì dân.

Chính vì vậy, kể từ khi ông mất đến nay, thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đã được lưu danh sử sách: Nhiều triều đại sau này đã sắc phong công trạng cho Ông; nhân dân các vùng miền tưởng nhớ ơn đức của Ông.

 Lăng của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng ở Cát Linh, đình thờ tại Cam Lâm - Đường Lâm - thị xã Sơn Tây và nhiều địa điểm khác trên cả nước vừa là địa chỉ văn hóa có tính giáo dục truyền thống cao, vừa là nơi sinh hoạt, hướng về nguồn cội của nhân dân cả nước. Điều đó cho thấy vai trò, vị trí quan trọng của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng trong lịch sử dân tộc và đời sống xã hội Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Văn Quý- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội nhận định: “ Hội thảo là sự tri ân, tôn vinh người có công với đất nước của thành phố Hà Nội. Với 25 tham luận của các nhà khoa học, chắc chắn sẽ phản ánh toàn diện, khách quan, sâu sắc, sống động, chân thực về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Đây là cơ sở khoa học cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng trong thời gian sắp tới”.

Một số hình ảnh của buổi hội thảo: 

Ảnh:  Lễ Dâng hương của các Đại biểu trước ban thờ thầy giáo Chu Văn An

Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo Khoa học về Bố Cái Đại vương Phùng Hưng

ẢnhToàn cảnh Hội thảo Khoa học về Bố Cái Đại vương Phùng Hưng

Ảnh: Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo

Ảnh: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội- Ông Ngô Văn Quý phát biểu tại Hội thảo

Ảnh: Một số tham luận tại Hội thảo

 

Ảnh: Một số tham luận tại Hội thảo

Ảnh: Ông Dương Trung Quốc- Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu kết thúc Hội thảo

Thuy Hong

 


vanmieu.d.webcom.vn

vanmieu.d.webcom.vn

        Hướng dẫn tìm đường

58 phố Quốc Tử Giám,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám