vanmieu.d.webcom.vn

DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

vanmieu.d.webcom.vn

Lời ngỏ

Văn Miếu được lập dưới thời Lý Thánh Tông, năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết), đồng thời là nơi Hoàng Thái tử Lý Càn Đức tới học …

Lễ dâng hương danh nhân và lễ trao giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ XVII năm 2016.


Sáng 30/11, tại nhà Bái Đường di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tủ Giám, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học Việt Nam, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật tổ chức Lễ dâng hương danh nhân và trao giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ 17.

 

Ảnh: Đoàn làm lễ dâng hương tại Bái Đường Văn Miếu - Quốc Tử Giám

 

Đến dự buổi lễ có có GS.NGND. Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội khoa lịch sử Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội lịch sử Việt Nam, KTS. Phạm Vũ Hưng – Chủ tịch Quỹ giải thưởng Phạm Thận Duật, PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật – Phó Chủ tịch Hội đồng xét giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

 

Ảnh: KTS. Phạm Vũ Hưng – Chủ tịch Quỹ giải thưởng Phạm Thận Duật phát biểu tại buổi lễ

 

Phát biểu tại buổi lễ KTS. Phạm Vũ Hưng – Chủ tịch Quỹ giải thưởng Phạm Thận Duật chia sẻ:“Đứng trong nhà Bái Đường Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày hôm nay lòng tôi không khỏi rưng rưng khi nhớ lại các lần trao giải thưởng này 16 năm trước, tôi cùng với mẹ và em gái của mình đã dự không sót buổi nào trong lễ trao giải thưởng ấy. Năm nào cũng vẫn  không gian này chỉ khác một điều đây là lần đầu tiên tại sự kiện này tổ chức mà vắng đi hình bóng cha tôi KS. Phạm Đình Nhân người đặt nền móng cho giải thưởng sử học này, đồng thời là người sáng lập ra quỹ giải thưởng sử học Phạm Thận Duật. 16 năm về trước khi TS. Phạm Đình Nhân hậu duệ của dòng họ Phạm tại quê hương Yên Mạc, Yên Môn, Ninh Bình  và cũng là cháu 5 đời của danh nhân Phạm Thận Duật, với tấm lòng uống nước nhớ nguồn và tri ân tiên tổ đã chủ động khởi xướng việc đề xuất Hội Khoa học lịch sử Việt Nam ban hành và công bố giải thưởng sử học Phạm Thận Duật nhằm trao giải cho các tiến sĩ có luận án sử học xuất sắc trong cả nước do quỹ giải thưởng Phạm Thận Duật đảm nhiệm và tài trợ. Ý tưởng này xuất phát từ sự mong ước được góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển nền sử học nước nhà và cũng là để tôn vinh một nhà sử học chân chính cuối thế kỷ XIX.”

 

Ảnh: Ban tổ chức trao giải nhất cho TS. Dương Hà Hiếu

 

Năm nay giải thưởng sử học Phạm Thận Duật được xét trao 01 giải nhất, 02 giải nhì và 03 giải ba. Đây là những tiến sĩ sử học có luận án xuất sắc được bảo vệ tại các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ sử học trong cả nước lựa chọn.

 

Ảnh: Ban Tổ chức trao giải nhì cho các tiến sĩ

 

Trong 16 năm qua giải thưởng Phạm Thận Duật đã xét tặng 86 giải thưởng, bao gồm 7 giải nhất, 36 giải nhì và 43 giải ba trong đó có 2 tiến sĩ là người nước ngoài có công trình nghiên cứu xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau của môn sử.

 

Ảnh: Ban tổ chức trao giải ba cho các Tiến sĩ

 

KTS. Phạm Vũ Hưng cũng khẳng định "16 năm với một tổ chức, một giải thưởng chưa phải một con số gì quá lớn lao song có lẽ đủ để khẳng định phần nào chỗ đứng và vị thế của nó trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy những giá trị sử học chân chính và cao quý, khuyến khích và cổ vũ tình yêu và niềm đam mê của giới nghiên cứu sử học Việt Nam."

 

Nhật Sang

 


vanmieu.d.webcom.vn

vanmieu.d.webcom.vn

        Hướng dẫn tìm đường

58 phố Quốc Tử Giám,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám