vanmieu.d.webcom.vn

DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

vanmieu.d.webcom.vn

Lời ngỏ

Văn Miếu được lập dưới thời Lý Thánh Tông, năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết), đồng thời là nơi Hoàng Thái tử Lý Càn Đức tới học …

TRIỂN LÃM ẢNH VÀ RA MẮT SÁCH ẢNH “LÝ SƠN HÔM NAY” CỦA NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH NGUYỄN Á


Sáng ngày 30/6/2019, tại khu Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm ảnh và ra mắt sách ảnh “Lý Sơn hôm nay” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á.

 

Đến dự buổi lễ có TS. Lê Hải Bình – Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao; Họa sĩ Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Nhà báo, PGS. TS Đỗ Văn Trụ - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Di sản văn hóa Việt Nam, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh – Chủ tịch Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Thiếu tướng Lê Mã Lương – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Giáo sư Hồ Ngọc Đại; Nhà sử học Lê Văn Lan; TS. Mai Liêm Trực – Nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông; Bà Bùi Thục Anh – Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Văn hóa văn nghệ - Ban Tuyên giáo TW; TS. Lê Thị Minh Lý – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam; ; Ông Phạm Tứ - Nguyên Chánh Văn phòng Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội; TS. Phạm Thị Lan Anh- Trưởng phòng quản lý di sản văn hóa – Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Bà Trương Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; TS. Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng đông đảo các nghệ sĩ nhiếp ảnh và người yêu mến ảnh Nguyễn Á.

 

(Ảnh: Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm)

 

Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 100 bức ảnh về Lý Sơn hôm nay và cuốn sách ảnh "Lý Sơn hôm nay" dày hơn 400 trang. Cuốn sách giới thiệu vẻ đẹp bất tận hoang sơ của những Hang Câu, đỉnh Thới Lới, Giếng Tiền, Cổng Tò Vò…- những di sản địa chất có niên đại hàng triệu năm trước và đang là điểm di sản chính nằm trong Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Bên cạnh đó, Lý Sơn còn mang trong mình những dấu ấn văn hóa đậm nét với lễ hội đua thuyền truyền thống, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa...

 

“Tuy là sách ảnh nhưng nghệ sĩ Nguyễn Á đã vẽ chứ không phải là chụp, vẽ  bằng cả tâm hồn mình trong đó. Anh đã vẽ lên một câu chuyện, đó là câu chuyện của những trầm tích hàng triệu năm. Chúng ta phải đến chùa Hang, ngồi ở trong đó và nghe những trầm tích hàng triệu năm lao xao mới cảm nhận được chất của Lý Sơn trong đó”.

 

(Ảnh: TS. Lê Hải BÌnh - Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao chia sẻ tại triển lãm)

 

TS. Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao nhận xét. Ông còn cho biết thêm: “Bức ảnh cuối cùng là bức ảnh của những đứa trẻ, nó là tương lai là triển vọng của đất nước. Những đứa trẻ với chữ V ở trên tay, đó là Việt Nam, là sự chiến thắng. Và có lẽ đó là ấn tượng cuối cùng đọng lại trong lòng mỗi chúng ta khi nghĩ về Lý Sơn và nghĩ về đất nước”.

 

Triễn lãm kéo dài đến hết ngày 2/7 tại khu Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Thúy Hồng


vanmieu.d.webcom.vn

vanmieu.d.webcom.vn

        Hướng dẫn tìm đường

58 phố Quốc Tử Giám,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám