vanmieu.d.webcom.vn

DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

vanmieu.d.webcom.vn

Lời ngỏ

Văn Miếu được lập dưới thời Lý Thánh Tông, năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết), đồng thời là nơi Hoàng Thái tử Lý Càn Đức tới học …

Lễ Kỷ niệm 20 năm Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật và Lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 20 năm 2019


Sáng ngày 29/11 tại Nhà Thái Học, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã tổ chức“Lễ Kỷ niệm 20 năm Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật vàLễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 20 năm 2019”.

(Ảnh: Đại biểu tham dự Lễ dâng hương tại nhà Thái Học, di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám)

Đến dự buổi lễ cóPGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam; Nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam;GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng xét giải thưởng Phạm Thận Duật, KTS Phạm Vũ Hưng, Chủ tịch quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật cùng các tiến sĩ trong CLB Phạm Thận Duật, hậu duệ Danh nhân Phậm Thận Duật, lãnh đạo Huyện Yên Mô, Ninh Bình và các thầy cô giáo, các em học sinh trường tiểu học mang tên Danh nhân Phạm Thận Duật tại Xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, quê hương Danh nhân. 

Tại Lễ kỷ niệm, đại biểu và khách mời tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm 134 năm Ngày mất danh nhân Phạm Thận Duật. Tiếp theo đại biểu tham dự Lễ Kỷ niệm 20 năm Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật và cuối cùng là Lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 20 năm 2019.

Kể từ lễ trao giải đầu tiên năm 2000 tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, các mùa giải tiếp theo và cho đến nay hầu như đều được Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chọn Văn Miếu –Quốc Tử Giám - được mệnh danh là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam làm nơi tổ chức trao giải.

Nói về Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật, PGS. TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam  khẳng định “ Giải thưởng Phạm Thận Duật không chỉ là giải thưởng đầu tiên và cho đến nay là Giải chính thức duy nhất của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, mà trong lĩnh vực sử học nói riêng và khoa học xã hội nói chung, đây còn là một giải uy tín và danh giá, do tính chất nghiêm cẩn của việc xét giải”

(Ảnh: TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu tại lễ trao giải)

Tính đến mùa giải năm 2019, Quỹ đã trao giải cho 107 Tiến sĩ Sử học trong đó có 9 giải Nhất, 43 giải Nhì và 55 giải Ba.

Giải thưởng Sử học lần thứ 20 năm 2019 được trao cho 6 tiến sĩ có luận án chuyên ngành sử học xuất sắc nhất cả nước năm 2019 gồm 2 giải nhì và 4 giải ba. Giải nhì được trao cho Tiến sĩ Nguyễn Nhật Linh, giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN và Tiến sĩ Đinh Văn Viễn, Đại học Hoa Lư, Ninh Bình. Bốn giải ba được trao cho Tiến sĩ Phạm Hồng Kiên, Đại học Thủ Dầu Một; Tiến sĩ Nguyễn Doãn Văn, Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội; Tiến sĩ Lê Thị Quý Đức, Đại học Sư phạm, ĐH Huế; Tiến sĩ Bùi Mạnh Thắng, Đại học Tây Bắc.

(Ảnh: Trao giải nhì cho những tiến sĩ có luận án chuyên ngành sử học xuất sắc nhất cả nước năm 2019)

Xúc động và vinh dự khi được chọn trao giải nhì (không có giải nhất) trong mùa giải năm nayTiến sĩ Đinh Văn Viễn, Đại học Hoa Lư bày tỏ, tôi rất vui và phấn khởi khi nhận được giải thưởng này, đó sẽ là động lực để các nhà nghiên cứu trẻ, trong đó có những người đã nhận được giải thưởng tiếp bước trên con đường nghiên cứu lịch sử.

Quỹ giải thưởng Phạm Thận Duật thành lập vào ngày 15/8/2000 bởi cố kỹ sư Phạm Đình Nhân, hậu duệ đời thứ 5 của Danh nhân Phạm Thạn Duật ( 1825-1885). Quỹ lấy tên của Danh nhân Phạm Thận Duật, một nhà yêu nước cũng là một nhà văn hóa, nhà sử học. Ông từng giữ chức Phó tổng tài Quốc sử quán Triều Nguyễn, được giao trọng trách duyệt bộ quốc sử Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

 Nhìn lại chặng đường 20 năm hoạt động của Quỹ, GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang nhớ lại : “Có thể khẳng định hướng đi của Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật là đúng đắn và uy tín của Giải thưởng đã được nâng lên đáng kể tỏng giwosi sử học và đang từng bước được khẳng định trong đời sống khoa học của đất nước. Đóng góp vào thành quả này có công sức của nhiều người, nhưng cồng hiến lớn nhất thuộc về người sáng lập Quỹ - Cố kỹ sư Phạm Đình Nhân và nhà sử học lớn, người đã nâng đỡ và hết lòng chăm lo đến uy tín của Giải thưởng – GS.VS.NGND Phan Huy Lê ”

(Ảnh: Lãnh đạo Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Lãnh đạo Quỹ Giải thưởng Pham Thận Duật chụp ảnh cùng các Tiến sĩ được nhận giải năm 2019)

Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật không chỉ khích lệ các tài năng sử học trên con đường nghiên cứu khoa học mà còn góp phần thúc đẩy niềm đam mê nghiên cứu của rất nhiều nghiên cứu sinh và các nhà sử học trẻ, đồng thời tạo ra một sân chơi khoa học lành mạnh và bổ ích trong giới sử.

N.H

 


vanmieu.d.webcom.vn

vanmieu.d.webcom.vn

        Hướng dẫn tìm đường

58 phố Quốc Tử Giám,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám