Lời ngỏ Văn Miếu được lập dưới thời Lý Thánh Tông, năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết), đồng thời là nơi Hoàng Thái tử Lý Càn Đức tới học … |
Phát triển khách tham quan, khai thác nguồn công chúng tiềm năng đó là mục tiêu của nhiều hoạt động đổi mới ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám trong những năm gần đây. Giáo dục di sản với cách tiếp cận khai thác và phát huy giá trị tổng thể từ di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia đến di sản thông tin tư liệu, di sản văn hoá phi vật thể và di sản ký ức là điểm mới, nổi bật ở Di tích này…
Học trên ghế nhà trường, học trong các buổi nghe nói chuyện, các đợt tập huấn nghiệp vụ và học tập lẫn nhau từ chính trong công việc và bằng tự học, đội ngũ CBNV của Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sống, làm việc và trưởng thành
Hội chữ Xuân được tổ chức tại Hồ Văn là hoạt động còn mới mẻ song bước đầu đã thể hiện là phương thức sinh hoạt văn hóa hiệu quả góp phần phát huy giá trị của di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Những thành tựu trong 30 năm qua đã chứng minh Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một mô hình phù hợp, độc đáo và hiệu quả đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích đặc biệt quan trọng này. Ở độ tuổi 30 tràn đầy sức sống, Trung tâm đang đứng trước nhiều thời cơ phát triển bền vững; đưa di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám bước vào giai đoạn phát triển mới, thực sự thành một điểm đến ngày càng hấp dẫn, giáo dục truyền thống, quảng bá văn hóa Việt Nam và kết nối với bạn bè quốc tế.
Chăm sóc, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần bảo tồn di sản và tạo tiền đề cho công tác phát huy giá trị và khai thác tiềm năng của Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Chủ động tăng cường mối liên kết giữa các đơn vị quản lý các di tích Nho học tại trung ương và địa phương, giữa Văn Miếu –Quốc Tử Giám Hà Nội với Văn Miếu Huế và và các Văn Miếu địa phương là giải pháp hữu hiệu trong việc nghiên cứu, bảo tồn, sưu tầm, giới thiệu, tuyên truyền các giá trị di sản văn hóa Nho học của đất nước.
Hướng dẫn tìm đường
58 phố Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
+8443 845 2917
+8443 823 5601 (tham quan)
+8443 747 2566
info@vanmieu.vn
Số lượt truy cập:
Bản quyền 2017 thuộc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám