Lời ngỏ Văn Miếu được lập dưới thời Lý Thánh Tông, năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối (bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử), và Thất thập nhị hiền (72 nhà Nho tiêu biểu được tôn lên bậc Hiền triết), đồng thời là nơi Hoàng Thái tử Lý Càn Đức tới học … |
Nguyễn Bá Lân sinh năm Canh Thìn (1700) trong một gia đình có truyền thống hiếu học tại làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Ông không chỉ là một tác gia lớn của nền văn học trung đại, mà ông còn là một nhà giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo giáo dục đào tạo nhân tài của đất nước.
Nguyễn Quý Đức (1648-1720), người xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông hiệu là Đường Hiên, 29 tuổi đỗ Thám hoa (khoa thi Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Trị này không lấy đỗ Trạng nguyên).
Được thành lập từ thế kỷ XI, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long đóng vai trò là cơ quan quản lý giáo dục của quốc gia, là trường Quốc học cấp cao nhất của nhà nước quân chủ, nơi đào tạo ra hàng ngàn Nho sĩ, trí thức và quan lại cao cấp đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước dưới thời quân chủ
Nguyễn Nghiễm tự Hy Tư, tiểu huý Thiều, hiệu Nghị Hiên, biệt hiệu là Hồng Ngư cư sĩ, người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một danh sĩ “danh cao đức trọng” không chỉ được triều đình sủng ái có cuộc sống vinh hoa bậc nhất chốn kinh kỳ mà các sĩ nhân ngày ấy ngưỡng vọng ông như sao Khuê, sao Đẩu.
Nguyễn Trí Vị tự là Hiền Nhu, hiệu Phúc Diên, sinh giờ Mùi ngày 14 tháng 4 năm Canh Tuất (1670) tại làng Sơn Đồng, huyện Đan Phượng, nay là xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Xã Sơn Đồng là vùng đất có truyền thống hiếu học từ lâu đời, toàn xã có trên 20 dòng họ với 8 vị đỗ Đại khoa, trong đó, dòng họ Nguyễn Trí có hai Tiến sĩ là Nguyễn Trí Cung và Nguyễn Trí Vị.
Nguyễn Công Thái húy là Phấn, tên tự là Hanh, sinh ra tại xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, (nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Kim Lũ (hay Kẻ Lủ) nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống hiếu học và khoa bảng ở Thăng Long.
Phùng Khắc Khoan, tự Hoằng Phu, hiệu Nghị Trai, Mai Nham Tử, là người làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ngô Sĩ Liên sinh ra tại làng Chúc Lý, huyện Chương Đức, phủ Ứng Thiên nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Hiện nay, chưa có tài liệu nào cho biết ông sinh năm nào, nhưng theo Đại Việt lịch triều đăng khoa lục, cũng như tấm bia hiện còn lưu giữ tại quê thì ông thọ 99 tuổi.
Hướng dẫn tìm đường
58 phố Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
+8443 845 2917
+8443 823 5601 (tham quan)
+8443 747 2566
info@vanmieu.vn
Số lượt truy cập:
Bản quyền 2017 thuộc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám